Hotline: 0911.021.717
Liên Hệ Chúng Tôi Nhắn tin Facebook Zalo: 0911.021.717

Có thể bạn chưa biết mỗi cơ quan trong cơ thể lại có một khung giờ thải độc riêng trong suốt một ngày hoạt động và thường kéo dài trong khoảng 2 giờ đồng hồ. Nắm rõ được khung giờ thải độc của cơ thể sẽ giúp bạn bắt đầu thay đổi những thói quen sinh hoạt và chế độ ăn uống của mình để có một sức khỏe tốt nhất cùng một cuộc sống lành mạnh hơn. Vậy khung giờ thải độc là khi nào?

1. 5 – 7h sáng: Khung giờ thải độc của ruột già

Khoảng thời gian buổi sáng cụ thể là từ 5 – 7 giờ là khung giờ để các bộ phận của hệ tiêu hóa trong đó có ruột già thải độc và thanh lọc cơ thể giúp:

– Cải thiện tiêu hóa và ngăn ngừa chứng táo bón

– Tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng

– Cải thiện sức khỏe da giúp da ít bị mụn nhọt, mẩn ngứa

– Thải độc ruột giúp làm giảm nguy cơ tích tụ mỡ, đường ruột hoạt động tốt hơn nên hỗ trợ giảm béo hiệu quả.

– Tăng cường hệ miễn dịch

Vì vậy, mỗi buổi sáng bạn nên thức dậy vào khung giờ này, sau đó uống thật nhiều nước hoặc ăn sữa chua. Nếu có thể đi vệ sinh sẽ rất tốt.

Ngoài ra, trong chế độ ăn uống hằng ngày hãy bổ sung cho cơ thể lượng chất xơ cần thiết nhất từ rau củ quả, ngũ cốc để nâng cao sức khỏe của hệ tiêu hóa.

buoi sang la thoi gian thai doc cua ruot
Buổi sáng là thời gian thải độc của ruột

2. Khung giờ thải độc của dạ dày từ 7 – 9 giờ sáng

Khung giờ tiếp theo là từ 7 – 9h sáng sẽ là khung giờ dành riêng cho việc thải độc dạ dày nhằm tiêu hóa thức ăn.

Bạn cần ăn sáng và thực đơn ăn sáng nên tìm đến những loại thực phẩm như đậu phộng, óc chó, cà rốt, táo… Đây là những thực phẩm rất tốt cho dạ dày vào buổi sáng để cung cấp dinh dưỡng cho ruột đồng thời giúp tăng cường chức năng tiêu hóa, tăng nguồn năng lượng để hoạt động.

Nếu có thời gian, tốt nhất mỗi sáng khuyến khích bạn nên tập thể dục nhẹ nhàng, gợi ý cho bạn bài tập thích hợp nhất chính là bài tập thở bằng bụng trong tư thế quỳ nhằm thúc đẩy lưu thông máu trong dạ dày, tăng trao đổi chất và chức năng tiêu hóa hoạt động tốt hơn.

3. Từ 9-11 giờ: Lá lách thải độc

Khung giờ thải độc của lá lách sẽ là từ 9 – 11 giờ. Cơ quan này đóng vai trò sản sinh ra các tế bào máu và tham gia chống nhiễm trùng cho cơ thể bằng cách thanh lọc các vi khuẩn và vật lạ ở máu.

Vì thế, hãy cố gắng ăn sáng đầy đủ trong khoảng thời gian trước đó. Bởi nhờ bữa ăn sáng, các chất dinh dưỡng sẽ được hấp thụ đến các kinh tuyến của lá lách, giúp cơ quan này vận hành tốt hơn. Lá lách chuyển hóa thức ăn dạ dày hấp thu thành năng lượng đưa đến não bộ mà không chuyển hóa thành chất béo gây thừa cân.

4. 11-13 giờ: Khung giờ thải độc của tim

Nhiều người nghĩ rằng chỉ có gan , thận, ruột mới thực hiện thải độc còn trái tim thì không. Nhưng trên thực tế, tuy thải độc không phải là chức năng chính của tim nhưng bộ phận này vẫn thực hiện quá trình loại bỏ độc tố trong khung giờ từ 11 – 13 giờ hằng ngày – giờ thải độc của cơ thể

Vì thế trong khoảng thời gian này hãy tránh tuyệt đối các hoạt động với cường độ mạnh để tránh ảnh hưởng đến tim mạch. Ngoài ra, đây cũng là khung giờ ăn trưa, bạn có thể bổ sung thêm một số loại hoa quả như cam, bưởi táo, nhãn, dưa hấu,….trong bữa ăn của mình để cung cấp máu và chất dinh dưỡng thích hợp cho tim. Sau khi ăn xong, hãy cố gắng chợp mắt, nghỉ ngơi buổi trưa rất tốt cho việc thải độc tim.

tim cung thuc hien chuc nang thai doc
Tim thực hiện thải độc vào buổi trưa

5. Thời gian thải độc của bàng quang 13-17 giờ

Gần như tất cả các độc tố được đào thải ra khỏi cơ thể đều phải đi qua bàng quang thông qua đường nước tiểu. Chính vì thế trong khung giờ thải độc của bàng quang là từ 13 – 17 giờ hãy đảm bảo uống thật nhiều nước, có thể dùng nước lọc hoặc nước trà để tăng cường trao đổi chất, thanh lọc cơ thể và thúc đẩy quá trình thải độc ra ngoài.

6. 17 – 19 giờ: Khung giờ thải độc của thận

Thận khi bị tích tụ quá nhiều độc tố vượt qua mức cho phép mà không thể thực hiện được nhiệm vụ chính của nó là lọc chất thải khỏi cơ thể, sẽ gây ra những biểu hiện như:

– Mắt cá chân và bàn chân bị sưng

– Thường xuyên suy nhược, mệt mỏi

– Thay đổi tần suất đi tiểu ít hoặc nhiều hơn bình thường

– Da khô và ngứa ngáy

Khung giờ đào thải độc của cơ thể cụ thể là thận sẽ là từ 17 – 19 giờ cũng là khung giờ về nhà và ăn tối. Do đó, vào buổi chiều, bạn hãy tập thể dục để kích thích thận, tăng tốc độ thải độc của thận. Đến thời điểm ăn tối hãy bổ sung các thực phẩm tốt cho thận trong bữa ăn bao gồm nấm, tảo bẹ,…..

khung gio than thai doc
Khung giờ thận thải độc

7. Thời gian thải độc màng ngoài tim từ 19-21 giờ

Màng ngoài tim là túi chứa chất lỏng bao quanh tim và rễ của các mạch máu lớn. Nếu màng ngoài tim không được loại bỏ độc tố, sẽ dẫn đến tình trạng mất ngủ hoặc tức ngực.

Vậy phải làm thế nào để kích thích màng ngoài tim thải độc trong khung giờ này. Bạn có thể thực hiện động tác vỗ vào vùng vai, khuỷu tay hoặc xoa bóp ngón giữa của bàn tay để tăng cường lưu thông máu trong cơ thể đồng thời tăng khả năng thải độc tốt hơn từ đó cơ thể sẽ trở nên “dễ chịu” hơn.

8. 23 – 5 giờ sáng là khung giờ thải độc của phổi, gan, mật

Túi mật, phổi, gan là những cơ quan quan trong trong cơ thể, đóng góp nhiều chức năng trong việc duy trì và hỗ trợ một sức khỏe tốt. Trùng với thời gian đi ngủ là thời gian 3 bộ phận này đảm nhiệm nhiệm vụ thải độc, vậy nên hãy duy trì cho mình thói quen đi ngủ trước 23 giờ để mật, phổi, gan hoạt động tốt hơn, tránh sử dụng các chất kích thích hoặc tiếp xúc với các thiết bị điện tử để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ.

phoi thai doc vao buoi toi
Phổi, gan, mật thải độc về đêm

>>>Xem thêm: Cách thải độc gan 

8 khung giờ thải độc của cơ thể sẽ bắt đầu từ đêm cho đến sáng hôm sau và lặp đi lặp lại khoảng thời gian này từ ngày này qua ngày khác. Do đó, để nâng cao chức năng thải độc của các cơ quan bạn hãy cố gắng thực hiện những thói quen lành mạnh như trên để đảm bảo cơ thể luôn được khỏe mạnh.

*Thông tin sưu tầm*

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *